Các Loài Hươu Đặc Trưng Trên Thế Giới

13/01/2024
Các Loài Hươu Đặc Trưng Trên Thế Giới

Hươu, một loài động vật mà chúng ta thường xuyên gặp qua màn hình hoặc tại các sở thú, ít người biết rằng chúng thuộc vào một "dòng họ" với độ đa dạng ấn tượng cả về loài lẫn họ. Hươu bao gồm hơn 90 loài, mỗi loài mang đến đặc điểm và lối sống khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về những đặc trưng của các loài hươu trên khắp thế giới.

Nai sừng tấm:

Nai sừng tấm (Danh pháp khoa học: Alces) là một chi động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn… Trung bình, một con trưởng thành cao 1.8–2.1m tính tại vai.Con đực có khối lượng 380–720 kg (850–1580 pound) và con cái nặng 270–360 kg (600–800  pound).  Phân loài có kích thước lớn nhất phân bố tại Alaska (Nai sừng tấm Alaska- A. a. gigas), cao trên 2.1 m tính tại vai, và nặng trung bình 634.5 kg ở con đực và 478 kg ở con cái.

Sau bò rừng bizon, nai sừng tấm châu Âu là loài động vật trên cạn lớn thứ hai ở cả Bắc Mỹ và châu Âu. Vòng đời trung bình của một cá thể từ 15–25 năm.

Tuần lộc (hươu bắc cực):

Tuần lộc (tên khoa học Rangifer tarandus), còn được gọi là tuần lộc ở Bắc Mỹ, thuộc họ Hươu nai ở vùng Bắc cực và gần Bắc Cực, bao gồm cả hai quần thể cư trú và di cư. Trong khi tổng thể Bắc châu Mỹ phổ biến rộng rãi và rất nhiều.

Tuần lộc thay đổi đáng kể trong màu sắc và kích thước. Cả hai giới đực cái đều phát triển gạc (sừng), mặc dù ở con đực, gạc thường lớn hơn. Có một số ít con cái thiếu gạc hoàn toàn. Tuần lộc đực thường rụng sừng vào mùa đông.

Hươu đỏ: hươu canada, hươu mỹ, hươu newzeland.

Hươu đỏ (danh pháp hai phần: Cervus elaphus) là một trong những loài hươu lớn nhất. Tùy thuộc vào phân loại, hươu đỏ sinh sống ở phần lớn châu Âu, khu vực dãy núi Caucasus, Tiểu Á, một số khu vực của Tây Á và Trung Á.

Nó cũng sinh sống trong khu vực dãy núi Atlas giữa Maroc và Tunisia ở phía tây bắc châu Phi, là loài duy hươu duy nhất sinh sống ở châu Phi. Hươu đỏ đã được du nhập đến các khu vực khác bao gồm Úc, New Zealand và Argentina. Ở nhiều nơi trên thế giới thịt hươu đỏ được sử dụng như một nguồn thực phẩm.

Hươu sao: giống hươu sống nhiều ở Việt nam và Trung Quốc

Hươu sao (danh pháp hai phần: Cervus nippon), còn được gọi là hươu đốm, là một loài hươu bản địa của nhiều vùng thuộc khu vực Đông Á và được du nhập đến nhiều nơi khác nhau của thế giới. Trước đây tìm thấy từ miền Bắc Việt Nam ở phía nam đến Viễn Nga ở phía bắc, hiện nay trên bờ vực tuyệt chủng trong tất cả các khu vực ngoại trừ Nhật Bản, nơi loài này có nhiều.

Lông da hươu sao có màu vàng đậm, con cái nhạt màu hơn con đực. Trên da ở thân có những đốm trắng, hình tròn còn gọi là các “sao”. Độ lớn của hình tròn tăng dân từ phía lưng và lớn ở phía bụng và hông. Dọc sống lưng chạy từ vai xuống hông là hai hàng sao, còn các sao trên mình không tạo thành hàng rõ rệt. Từ gáy xuống cổ và dọc sông lưng chạy giữa hai hàng sao là vệt lông mầu sẫm. Chân, đầu và bụng của hươu không có sao.

Đuôi hươu có túm lông màu trắng với viền lông đen gần góc đuôi, mặt dưới đuôi trần. Phía dưới gốc đuôi và mặt sau đùi có những sợi lông màu trắng dài từ 4 – 6 cm, tạo thành “gương” có hình tam giác.

Sừng hươu sao là đặc điểm và biểu tượng về sức mạnh của hươu. Điều này không giống với các động vật có sừng khác, chỉ có hươu đực mới có sừng, hươu cái không có sừng. Sừng hươu đực mọc lần đầu khi hươu được một năm tuổi gọi là sừng sơ sinh. Mọc sừng cũng thể hiện thành thục về tính và sự trưởng thành của hươu đực. Sừng hươu cũng là loại sừng duy nhất có khả năng tái sinh hàng năm. Khi sừng mới mọc gọi là lộc nhung. Nhung hươu có giá trị sinh học và dược liệu mà các động vật khác ít khi có.

Hươu sao sừng lá.

Con Lan  hoặc hươu hoang dã châu Âu, kích thước trung bình, phổ biến ở châu Âu và Tiểu Á . Ban đầu, phạm vi của nó có lẽ chỉ giới hạn châu Á , nhưng nhờ vào ảnh hưởng của người anh xuất hiện ở khắp nơi của thế giới. Nó được đặc trưng bởi nhiều sừng , đặc biệt là ở các con đực  trưởng thành, cũng như màu sắc lông vào mùa hè có đốm.

Con Nai: sambar deer ( sừng chỉ có 3 nhánh)

Kích thước lớn có bộ lông màu nâu, sinh sống nhiều ở miền nam châu Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, Đài Loan và các đảo Sumatra và Borneo của Indonesia. Được đưa vào Australia và New Zealand vào đầu những năm 1860.

Con nai cái đến độ tuổi trưởng thành vào khoảng 18-24 tháng tuổi, và thường sinh một con bê duy nhất sau khi một thai kỳ kéo dài 8 tháng. Vòng đời trung bình của một cá thể từ 16–20 năm.

Hươu đuôi trắng (phân bổ ở nhiều nơi)

Hươu đuôi trắng (danh pháp khoa học: Odocoileus virginianus) là một loài hươu có kích thước trung bình, là loài bản địa Hoa Kỳ, Canada, México, Trung Mỹ, và Nam Mỹ đến phía nam tận Peru. Nó cũng được nhập nội vào New Zealand và vài quốc gia châu Âu như Phần Lan, Cộng hòa Séc và Serbia. Ở châu Mỹ, nó là loài móng guốc phân bố rộng rãi nhất.

Hươu Maral (là một phân loài của hươu đỏ, sống tại Siberia-LB Nga)

Là một phân loài của loài hươu đỏ, có nguồn gốc ở khu vực giữa Biển Đen, Siberia và Biển Caspian như Crimea, Tiểu Á, vùng núi Caucasus giáp châu Âu và châu Á, và dọc theo khu vực biển Caspian ở Iran. Nay chúng phân bố tại Biển Đen và Biển Caspi. Phân loài này hình dáng tương tự với hươu đỏ nhưng chúng đậm màu hơn.

Có chiều cao khoảng 1,37 m và có thể nặng 230–320 kg. Những cái gạc của chúng có chiều dài khoảng 1,2 m. Bộ lông ngoài của nó có màu xám tối, ngoại trừ vào mùa hè, khi nó là một màu nâu sẫm và trông khá giống với hươu đỏ. Chúng rụng gạc vào cuối mùa đông và gạc mới của chúng đạt mức phát triển đầy đủ vào cuối mùa hè.

Nhung hươu Maral ở vùng Siberia – Liên Bang Nga đã được các nhà khoa học Xô Viết từng so sánh với nhung hươu ở các nơi khác về chất lượng, các acidamin, nguyên tố vi lượng… thì thấy chất lượng nơi đay có nhiều nổi trội, trong đó có tinh chất nhung hươu Pantocrin. Chất Pantocrin tìm trong nhung hươu được xác nhận là có tác dụng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể. Pantocrin làm tăng gấp đôi sự dẻo dai của bắp thịt và hệ thống thần kinh

Nhung hươu của Nga được khai thác theo tiêu chuẩn của Nga, thời gian khai thác đại trà là 40-45 ngày tính từ ngày sừng bắt đầu nhú, chiều dài của nhung hươu khoảng 30 – 50 cm và phân 3 nhánh. Nếu khai thác sớm, ngắn thì trong nhung hươu các chất gây béo sẽ chiếm đa phần.

Nó ăn nhiều cỏ và lá và đôi hoa quả và nấm. Khi chăn nuôi, thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ, nấm và thảo dược nên nhung của chúng rất tốt. Thức ăn của hươu rất phong phú bao gồm các loại cỏ thơm, lá cây, thảo dược, nấm… Mùa hè dùng máy cắt cỏ với số lượng lớn và phơi tái để tích trữ đến mùa đông làm thức ăn cho hươu. Nước uống của hươu là nước mưa, nước sông hồ là chủ yếu.

Viết bình luận của bạn:
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook